Chữa khỏi mất ngủ hoàn toàn bằng phương pháp nào?

Bị mất ngủ bất cứ ai cũng muốn có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này để nhanh chóng có được giấc ngủ ngon. Vậy, chữa mất ngủ hoàn toàn bằng phương pháp nào cho nhanh chóng và an toàn? Cùng https://matngucothechuakhoikhong.blogspot.com/ tham khảo bài viết sau đây.


Bị mất ngủ có chữa khỏi không bạn đã biết. Vậy, những phương pháp chữa bệnh mất ngủ được sử dụng phổ biến hiện nay là gì? 

Điều trị mất ngủ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng thực tế của người đó. Việc đầu tiên cần xác định chính là người đó bị mất ngủ cấp tính hay mạn tính, với mỗi trường hợp bệnh lý sẽ có hướng khắc phục khác nhau.

Điều trị mất ngủ cấp tính

Về cơ bản, người bị mất ngủ cấp tính không cần điều trị quá nhiều. Điều quan trọng nhất là người bệnh tự điều chỉnh những thói quen hàng ngày liên quan đến giấc ngủ cũng như hình thành các biện pháp thư giãn. Những phương pháp này hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà, nhưng có thể thăm khám để có được hướng dẫn của chuyên gia.

- Thư giãn toàn bộ cơ thể: Cơ bắp và thần kinh được đưa vào trạng thái thư giãn. Người bệnh có thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. Thông qua một số bài tập như thiền hay yoga chữa mất ngủ người bệnh nhanh chóng cảm nhận được sự thay đổi.

- Hạn chế sự tác động của các kích thích: Hãy đảm bảo khi đã đặt lưng xuống giường thì chỉ có một công việc duy nhất cần thực hiện chính là ngủ. Không sử dụng các thiết bị điện tử, không ăn uống, không đọc sách báo... khi đã nằm trên giường.

- Kiểm soát đồng hồ sinh học: Lên giường đi ngủ và thức dậy vào cùng một khoảng thời gian. Không vì buồn ngủ mà nằm thêm hay không ngủ được mà dậy chơi game, xem phim.

- Xây dựng hành vi nhận thức tích cực: Loại bỏ những suy nghĩ âu lo, hướng tới điều tích cực để cải thiện thói quen ngủ.

Điều trị mất ngủ mạn tính

So với mất ngủ cấp tính, bị mất ngủ mạn tính tình trạng có xu hướng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Bên cạnh liệu pháp điều trị bằng hành vi nhận thức thì cần phải sử dụng thêm thuốc đặc trị. Hơn nữa, rất nhiều người bệnh bị mất ngủ mạn tính là do họ đang gặp phải các bệnh lý, vì thế cần phải điều trị bệnh trước.

Điều trị bệnh lý

Rất nhiều người bị mất ngủ là do mức bệnh thiểu năng tuần hoàn não, xương khớp, tim mạch, hô hấp... Người bệnh thường mệt mỏi, đau đớn, trằn trọc và ngủ không thể sâu giấc. Do đó, với những trường hợp đang mắc những bệnh lý này thì nên có hướng điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Chỉ khi nào người bệnh điều trị, kiểm soát được những bệnh lý này thì câu trả lời mất ngủ có thể chữa khỏi không mới có đáp án là CÓ.

Điều trị bằng thuốc

- Điều trị bệnh mất ngủ bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y không được khuyến khích điều trị bệnh mất ngủ vì phương pháp này chỉ có thể trị được triệu chứng chứ không chữa được gốc bệnh. Việc sử dụng thuốc Tây y kéo dài còn khiến người bệnh bị nhờn và phụ thuộc vào thuốc.

Một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến như:

  • Thuốc an thần, chống mất ngủ: Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride,…  

  • Thuốc ngủ dành cho người bị mất ngủ ngắn: Phenobarbital, Zolpidem…

  • Thuốc bình thần: Diazepam, Rotunda, Bromazepam, Clonazepam,...

  • Thuốc kháng histamin: Clorpheniramin, Promethazin...

- Điều trị bằng phương pháp dân gian

Trong tự nhiên, có rất nhiều loại thảo dược có tác dụng điều trị bệnh mất ngủ rất hiệu quả lại an toàn như: tâm sen, lạc tiên, long nhãn, hoa nhài, dành dành, ích mẫu...

Về cơ bản, phương pháp này có thể giúp cho người dùng cải thiện tình trạng mất ngủ của mình. Nhưng, trong quá trình thực hiện cần kiên trì, nhẫn nại và áp dụng đúng phương pháp mới có thể mang tới hiệu quả. Bản chất đây cũng chỉ là phương pháp hỗ trợ. Do đó, người bệnh cần thăm khám sớm để xác định nguyên nhân gây bệnh. Có nhiều người do không xác định được nguyên nhân gây bệnh nên chữa mất ngủ mà không giảm.


Như vậy, có nhiều phương pháp chữa mất ngủ khác nhau. Nếu bạn cân nhắc vào tình trạng bệnh của mình, xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có hướng khắc phục phù hợp.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Vì sao có nhiều người chữa mất ngủ mà không thuyên giảm?

Bị mất ngủ có chữa khỏi được không?